"KỶ CƯƠNG, CHUYÊN NGHIỆP, SÁNG TẠO, HIỆU QUẢ" |
(0271) 386.0548 thuvientinh@binhphuoc.gov.vn

Hương điều - Tập tản văn của Ngô Thị Ngọc Diệp

  • 24-02-2021 02:49:10 CH
  • 1428
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe

          Ngô Thị Ngọc Diệp sinh ra ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong một gia đình có truyền thống nghề giáo. Hiện là giáo viên Trường tiểu học Tân Đồng. Ủy viên Hội đồng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bình Phước.

          Là giáo viên dạy môn tiếng Anh, nhưng Ngô Thị Ngọc Diệp rất có duyên với văn chương. Chị viết văn, làm thơ từ sớm và có nhiều tác phẩm được độc giả quan tâm yêu mến. Năm 2016, Chị là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Dưới ngôi nhà chung này, Chị nhanh chóng trở thành một trong những cây bút nổi bật của Chi hội.

           Các tác phẩm của Chị xuất hiện nhiều hơn trên văn đàn Bình Phước với những bài thơ, tản văn viết về ngành giáo dục cộng tác với Báo Bình Phước, Tạp chí Văn nghệ Bình Phước. Và nhiều tác phẩm của Chị được chọn đăng trên Báo Nhân dân, Tạp chí Vì trẻ thơ, Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh... Chị viết nhiều ở các thể loại thơ, truyện ngắn, tản văn. Thể loại nào Chị cũng tìm được cho mình lối đi riêng nên tác phẩm của Chị thu hút độc giả qua từng câu thơ, áng văn và có sức lôi cuốn, tạo ra nhiều niềm cảm xúc khó quên như: Tập tản văn “Hương điều” năm 2018; tập truyện ngắn “Trưa nay chim khách lại về” vào năm 2019; Tập tản văn “Mùa cỏ đuôi chồn”… Đặc biệt là Tập tản văn “Hương điều”.           Nhà văn Kim Chuông “Ngô Thị Ngọc Diệp là cây bút trẻ, với Bình Phước Ngọc Diệp là một trong những gương mặt sáng. Là niềm hy vọng, gửi gắm của đội ngũ tri thức Văn nghệ sĩ Bình Phước trên dặm dài xây dựng, phát triển nền văn học của một vùng đất, trước sự hòa nhập, hướng tới dòng chảy lớn với văn chương cả nước.

          “Hương điều” Tập tản văn của Ngọc Diệp là sự bộc lộ một năng lượng cảm xúc. Với tâm hồn thi vị, giàu chất trữ tình; là những đối thoại mà Ngọc Diệp đã lấy ngoại giới để làm nền “phóng” lớn. Ở đây, “Cảnh và tình.” “Sự và tình”. “Người với cảnh huống… Và, tình”…Tất cả đã tạo nên  “Bến bờ” cho người viết có được sức khơi dậy trước bao nhiên cái nhìn, cái nghĩ, cái cảm xúc thăng hoa.

          Với 37 Tản văn, dễ nhận thấy ở “Hương điều” từ các bài viết: “Mưa đầu hạ, Thắm cỏ hoa vàng, Bắp nướng mở hành, Mùa tựu trường, Canh khế, Hương riêng vị Sầu riêng…” Là cả một ngoại giới phong lưu, đem lại cái tươi xanh của hiện thực sinh động, mà Ngọc Diệp là người đang đắm chìm, lặn ngụp trên dòng bơi mê mãi…

          Ở “Hương điều”, đây là một trang Tản văn giàu tình yêu thiên nhiên, giàu hình ảnh đời thực. Giàu những mảnh nhỏ được Ngọc Diệp kiếm tìm và xây mê tạo dựng. Với cái duyên của giọng văn qua tâm tình, qua tái tạo, tái dựng, Ngọc Diệp đã bộc lộ một khả năng quan sát tinh tế với cách khai thác, phát hiện những chi tiết, sự kiện, có khi thoáng nhẹ đấy mà sầu.

          Ở “Hương điều”, từ ngắm nghía, hòa mình trong đại giác, Ngọc Diệp đã tạo được những quan sát. Những trang mô tả đẹp những “gam màu cắt nhỏ” những bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc về cảnh vật, con người. Từ cảnh huống, cảnh vật nào đó, người viết đã tạo được khả năng “văng xa” làm sinh động hơn, đa tầng hơn, có khi từ hồi ức, kỷ niệm. Có khi từ những chuyện kể được móc nối, được xâu chuỗi gọi về. Có khi từ mảng tâm tình, nghĩ suy liên tưởng. Có khi từ sự so sách, ví von hay cái “ngộ ra” ở cái Biết nào đó…

          Đọc “Hương điều” người viết không muốn tóm lược lần nữa để minh chứng những gì mà Ngọc Diệp đã đề cập, mô tả ở rất nhiều dáng vẻ đời sống được tập hợp trong một tập Tản văn. Phải nói, nét trội của “Hương điều”, của Tản văn Ngọc Diệp là hiện thực nắm cầm. Hiện thực của thế giới ngổn ngang bề mặc với sức rung của tâm hồn người viết. Với giọng văn đằm ngọt, có duyên.

          Với những tia tỏa sáng và sức quy nạp trong điểm nhấn đồng tâm…Tất cả được Ngọc Diệp tái hiện và đồng hiện, tạo hiệu quả, hiệu ứng vang hơn, ấn tượng hơn khi trang văn khép lại.

          Sách hiện đang có tại phòng Phục vụ Thư viện tỉnh.

          Rất hân hạnh phục vụ bạn đọc!

                                                                                            Túy Vân - PNV

 

         

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Nguyễn Thị Túy Vân